Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/4, VN-Index giảm 25,96 điểm (1,78%) xuống 1.432,6 điểm, HNX-Index giảm 13,59 điểm (3,26%) còn 403,12 điểm, UPCoM-Index giảm 2,15 điểm (1,91%) về 110,21 điểm.
Thị trưởng chứng khoán phiên đầu tuần mở cửa trong tâm lý khá bi quan của nhà đầu tư. VN-Index giảm về dưới mốc 1.435 điểm với đà bán mạnh mẽ đến từ các nhóm cổ phiếu.
Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức với gần 420 mã cổ phiếu trên sàn Hose được mua bán. Trong đó, giá trị giao dịch trên Hose là 26.049 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường là 30.110 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 311/CĐ-TTg ngày 11-4-2022 gửi các bộ: Công an; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và Truyền thông; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Sau vụ việc đấu giá đất ở Thủ Thiêm (thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) với mức giá kỷ lục 2,4 tỷ đồng/m2 rồi bỏ cọc của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và vụ bán "chui" hàng chục triệu cổ phiếu của lãnh đạo Tập đoàn FLC, việc khởi tố một số nhân vật chủ chốt của hai tập đoàn này được dư luận đặc biệt quan tâm. Hầu hết mọi người đều bày tỏ sự tin tưởng vào luật pháp khi cơ quan quản lý thực hiện nhiều biện pháp cứng rắn nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư và tránh các rủi ro cho thị trường. Việc siết chặt quy định, xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm không những giúp hoạt động phát hành trái phiếu và thị trường bất động sản đi vào nề nếp, mà còn tạo sự phát triển bền vững và đi vào thực chất.
Vụ việc hủy kết quả giao dịch bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu của lãnh đạo Tập đoàn FLC và tiếp đó là việc hủy 9 đợt chào bán trái phiếu trong thời gian từ tháng 7-2021 đến tháng 3-2022 của các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh vì công bố thông tin sai sự thật đã cho thấy động thái kiên quyết của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan quản lý với mục tiêu lành mạnh hóa hoạt động của thị trường chứng khoán, trả lại một kênh huy động vốn trong sạch đúng nghĩa cho các doanh nghiệp.
Lâu nay, thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn rất hiệu quả của nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp thông qua kênh huy động vốn này đã có thêm nguồn lực để phát triển lên tầm cao mới. Vì vậy, đây chính là tín hiệu cảnh báo tới các doanh nghiệp có ý định phát hành trái phiếu "bừa bãi" để lợi dụng vốn.
Phát triển bền vững đã thấm vào doanh nghiệp
Trên thế giới, có tới 72% các công ty đã đề cập đến 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc trong khuôn khổ báo cáo thường niên hoặc báo cáo PTBV riêng biệt.
Xu hướng này đến từ thực tế rằng các số liệu tài chính hiện nay chỉ nói lên một phần câu chuyện giá trị của doanh nghiệp. Các thông tin phi tài chính như tính đa dạng và cơ hội bình đẳng, tác động đến môi trường, thực hành chuỗi cung ứng... đang trở thành những thước đo mới.
Tại Việt Nam, việc công bố thông tin về các chỉ số môi trường và xã hội là yêu cầu bắt buộc đối với các công ty niêm yết theo quy định tại Thông tư 155/2015/TT-BTC.
Một số doanh nghiệp đã chủ động vượt lên trên các quy định mang tính tuân thủ và tự nguyện áp dụng các khung báo cáo PTBV đang thịnh hành trên thế giới, như bộ tiêu chuẩn của Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI).
Một số doanh nghiệp tiên phong đã tiến hành đánh giá chi tiết về mức độ tích hợp PTBV vào chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp PGT Holdings (HNX: PGT).
Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.
Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:
SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.
SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.
SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các dự án hợp tác phát triển khác nhau được triển khai tại Việt Nam, Myanmar và Nhật Bản. PGT Holding đã tìm ra cách tiếp cận tích hợp mới nhằm hỗ trợ các đối tác các bên liên quan chính cải thiện năng suất, điều kiện làm việc và quan hệ lao động. Nhằm gắn kết mối quan hệ hợp tác dài lâu hơn. Thông qua những bước đi đúng đắn song song cùng việc hiện mục tiêu phát triển bền vững PGT đã vượt qua thách thức.
Khép lại phiên giao dịch ngày 18/4, cổ phiếu PGT Holdings giao dịch trong khoảng giá 9,600 – 11,000 VNĐ trong bối cảnh thị trường rung lắc mạnh ảnh hưởng tới tâm lý các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng rằng, sự điều chỉnh của thị trường ngắn hạn phần nào sẽ chính là nền tảng để các cổ phiếu có giá tốt trên thị trường được các nhà đầu tư và giải ngân hơn nữa. Thêm vào đó, nhiều chuyên gia đề cập chính giai đoạn này như 1 đòn bẩy củng cố tâm lý các nhà đầu tư, lọc phễu các nhà đầu tư có tâm lý đầu cơ. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của PGT Holdings đang kỳ vọng đường dài mã PGT sẽ bật tăng trong thời gian tới.
Bên cạnh các sáng kiến như Chỉ số Phát triển bền vững (VNSI) của HOSE hay Chương trình đánh giá xếp hạng công bố các doanh nghiệp PTBV dựa trên bộ chỉ số CSI do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thực hiện, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những động lực mới để công bố các thông tin về tình hình PTBV.
Ðiển hình gần đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng IFC đã giới thiệu Bộ Nguyên tắc quản trị công ty đầu tiên của Việt Nam, đưa ra một số nguyên tắc về việc tích hợp các yếu tố PTBV như môi trường, xã hội vào chiến lược của doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích việc công bố và minh bạch các thông tin phi tài chính cho các nhà đầu tư, cơ quan quản lý và cộng đồng.
Do đó, những nỗ lực của Chính phủ trong triển khai chương trình phục hồi kinh tế và việc làm trong sạch hóa thị trường là những bước đi quan trọng nhất để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng vào môi trường kinh doanh. Đây cũng là cách thể hiện rõ nhất vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước, thúc đẩy nhanh việc phục hồi kinh tế, ổn định việc làm và cuộc sống cho người dân.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/nang-cao-uy-tin-va-niem-tin-thong-qua-bao-cao-phat-trien-ben-vung-cua-doanh-nghiep-a12992.html