Thị trường M&A Việt Nam: Những thách thức và cơ hội đã đạt được trong quý 1/2022

Năm 2021 chứng kiến những con số ấn tượng của thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam. Theo Bộ Xây dựng, lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu về nguồn vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt hơn 31 tỷ USD.

Trong đó, nguồn vốn đã được giải ngân năm 2021 là 2,6 tỷ USD, giảm 1,6 tỷ USD so với năm 2020. Điều này cho thấy trên thị trường vẫn còn tồn tại nhiều dự án chưa đáp ứng đủ điều kiện pháp lý để giải ngân, phần nào do những hạn chế giao tiếp trong thời kỳ đại dịch.

photo-1649696058711

Tuy nhiên, quyết định mở cửa toàn bộ đường bay từ ngày 15/3 và chính sách miễn thị thực nhập cảnh sẽ thúc đẩy quá trình đàm phán của các thương vụ M&A và tăng cường hoạt động đầu tư bất động sản. Khi những rào cản du lịch được dỡ bỏ, các nhà đầu tư có thể trực tiếp di chuyển tới các dự án để nghiên cứu thị trường, tìm hiểu mô hình kinh doanh hay đánh giá tiềm năng của ngành. Từ đó, quá trình giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ trở nên thuận tiện hơn, góp phần gia tăng tỷ lệ thành công của các giao dịch M&A.

Ngành bất động sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội tạo sức bật cho các hoạt động mua bán - sáp nhập và trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp quốc tế trong năm 2022. Bất chấp những tín hiệu tích cực thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, việc đánh giá kỹ những lợi thế và hạn chế của thị trường sẽ giúp doanh nghiệp phát huy tiềm năng thương mại.

Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố vĩ mô, giúp tạo môi trường hấp dẫn cho các cá nhân và tổ chức nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư.

Theo chuyên gia, Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố vĩ mô, giúp tạo môi trường hấp dẫn cho các cá nhân và tổ chức nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, các phương án hỗ trợ doanh nghiệp và kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ đã ổn định tình hình kinh tế và đảm bảo an ninh xã hội. Đây được cho là hai yếu tố tạo dựng niềm tin của các doanh nghiệp FDI để rót vốn đầu tư vào Việt Nam.

Xét về các yếu tố vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng một cách ổn định và bền vững so với các quốc gia trong khu vực. Theo FocusEconomics, Việt Nam sẽ dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 và kéo dài sang năm 2023.

Tiếp đó, cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông phát triển tại Việt Nam giúp hàng hóa lưu thông. Việc di chuyển giữa các địa phương trở nên dễ dàng hơn. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu năm 2022, Chính phủ đã chính thức thông qua Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội lớn nhất từ trước tới nay, trị giá gần 350 nghìn tỷ đồng. Trong đó, hơn 100 nghìn tỷ đồng được đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng. Điều này đóng vai trò như một động lực lan tỏa, mang lại nhiều cơ hội phát triển sang các khu vực vệ tinh. Từ đó, các doanh nghiệp FDI có thể mở rộng quy mô đầu tư, thay vì chỉ tập trung tại các trung tâm lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, đặc điểm dân cư cũng là một khía cạnh đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nguồn vốn ngoại quốc. Cụ thể, quốc gia sở hữu lực lượng lao động trẻ và dồi dào cùng chi phí nhân công cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Hơn thế nữa, tốc độ đô thị hóa cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mở ra tiềm năng phát triển nhiều dự án khu đô thị mới.

Các doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội vàng

Nếu nhanh tay nắm bắt các thương vụ đầu tư, doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội để trở mình tăng trưởng nhanh chóng. Một ví dụ đáng học hỏi chính là cách Công ty Cổ phần PGT Holdings (HNX: PGT) đang đẩy mạnh mũi nhọn vào M&A – ngành Mua bán và Sáp nhập đầy tiềm năng phát triển trong bối cảnh này.

Đặc biệt, về việc xuất khẩu lao động sang thị trường nước ngoài cụ thể là Nhật Bản. Theo đó, cuối tháng 2, Nhật Bản cho phép nhập cảnh khoảng 1.000 người/ngày đối với những người có visa kinh doanh ngắn hạn và những du học sinh tự túc sắp kết thúc khóa học, cần dự lễ tốt nghiệp… Đến đầu tháng 03/2022, Nhật Bản sẽ mở cửa hoàn toàn cho tất cả các loại visa và hiện nay số lượng nhập cảnh có thể lên đến 5.000 người/ngày.Chính phủ Nhật cũng đang đưa ra kế hoạch đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ cần thiết và quy trình khám sàng lọc, xem xét rút ngắn thời gian cách ly giúp người lao động thuận tiện hơn khi nhập cảnh.

PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Từ năm 2015, các nhà đầu tư Nhật đã góp vốn vào PGT Holdings dưới sự dẫn dắt của ông Kakazu Shogo, Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam. Trong năm 2021, vượt qua các thách thức của nền kinh tế, PGT Holdings vẫn có kết quả kinh doanh khởi sắc cùng nhiều dấu ấn trên sàn chứng khoán.

Trong đó cổ phiếu của PGT được mua bởi các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là đối tác Nhật Bản. Điều này giúp PGT Holdings mở rộng nguồn vốn kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hậu Covid-19.

Bên cạnh những yếu tố vĩ mô thuận lợi, sự hỗ trợ kịp thời từ phía nhà nước đóng vai trò tiên quyết giúp củng cố niềm tin của các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam. Đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách nhằm tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động. Những giải pháp này bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa; cơ cấu lại nợ; giãn, hoãn, miễn giải tiền thuế…

Song hành cùng các chính sách kinh tế, chiến dịch tiêm chủng toàn dân cũng được triển khai nhanh chóng.

Nhờ việc đẩy mạnh tốc độ và quy mô tiêm chủng, Việt Nam trở thành 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ vắc xin cao nhất thế giới. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp nước ngoài đặt niềm tin vào sự phục hồi của thị trường Việt Nam.

"Bước sang những tháng đầu năm 2022, Việt Nam tiếp tục ghi nhận tình hình hoạt động M&A tích cực. Đặc biệt, ngành kinh doanh bất động sản xếp thứ 2 toàn ngành khi thu về tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,52 tỷ USD, chiếm 30,4% thị phần. Những con số này đã phần nào khẳng định nhu cầu và kỳ vọng của các doanh nghiệp ngoại quốc trong việc phát triển các dự án bất động sản tại Việt Nam".

Tuy nhiên, đổi lại những cơ hội và tiềm năng mà Việt Nam mang tới, hoạt động mua bán-sáp nhập tại nước ta vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhất định. Điều này khiến doanh nghiệp FDI trở nên dè dặt hơn, phần nào kìm hãm sự phát triển của thị trường M&A.

Những khó khăn

Xét về cấu trúc giao dịch, đa số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đều mong muốn triển khai cấu trúc liên doanh (joint venture). Theo mô hình này, họ nắm chủ yếu quyền đưa ra quyết định và nhà đầu tư Việt Nam hỗ trợ về mặt pháp lý của dự án. Tuy nhiên, do sự khác biệt trong tập quán kinh doanh cũng như hệ thống luật pháp, việc đàm phán giữa hai bên trở nên mất thời gian, đôi khi dẫn đến những mâu thuẫn ở giai đoạn hậu M&A.

Do thị trường M&A là khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có sự chuẩn bị kĩ càng cho quá trình này. Đối với những doanh nghiệp sở hữu dự án lớn, họ vẫn chưa lên kế hoạch cụ thể cho sự phân kỳ hợp lý ngay từ giai đoạn quy hoạch dự án, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn đầu tư hoặc chuyển nhượng.

Người mua và người bán đang có cách tiếp cận định giá khác nhau, tạo ra những khác biệt về mức giá kỳ vọng của dự án. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc đàm phán để tìm được mức giá phù hợp giữa hai bên.

Đứng trước những cơ hội và thách thức cả về khách quan và chủ quan, Ban lãnh đạo cao cấp của PGT Holdings luôn đưa ra những chiến lược phù hợp để thích ứng với những bối cảnh hiện tại. PGT tin rằng những kế hoạch đang được triển khai ở hiện tại và trong tương lai sẽ đưa doanh nghiệp nhảy vọt bền vững về những báo cáo tài chính. Đưa tới những mức sinh lời đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.

Hiện tại cổ phiếu của PGT đang giao dịch ở khoảng giá 10,100 – 11,200 VNĐ, mức giá mà nhiều nhà đầu tư nhận định mua vào để tích lũy lâu dài.

Thông tin doanh nghiệp

PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/thi-truong-ma-viet-nam-nhung-thach-thuc-va-co-hoi-da-dat-duoc-trong-quy-12022-a12972.html