Theo nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ ngày 10/7/2020 của nhóm các nhà khoa học Đức: bổ sung kẽm giúp tái cân bằng phản ứng miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, kẽm còn có vai trò hạn chế các biến chứng mạch máu do virus gây ra. Điều thú vị nữa là hầu hết các nhóm nguy cơ được mô tả đối với COVID-19 đều có liên quan đến thiếu kẽm. Vì kẽm là vi chất cần thiết để bảo tồn các hàng rào mô tự nhiên như biểu mô hô hấp, ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh, đảm bảo sự cân bằng của hệ thống miễn dịch, thiếu kẽm được coi là một trong các yếu tố khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và đối mặt với sự tiến triển có hại của COVID -19. Cuối cùng, do đặc tính kháng virus trực tiếp, nên việc sử dụng kẽm được cho là có lợi với hầu hết dân số, đặc biệt là những người thiếu hụt kẽm.
Minh chứng là, trong quyết định 4109/QĐ-BYT ngày 26/8/2021, của Bộ Y tế Việt Nam, kẽm và vitamin C là những vi chất quan trọng nằm trong nhóm thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho người nhiễm COVID-19 điều trị ngoại trú.
Kẽm như "vệ sĩ" canh gác và bảo vệ cho hệ miễn dịch, đảm bảo an toàn cũng như hạn chế tối đa tác động bất lợi của virus đến cơ thể. Do đó, trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay, kẽm là "hành trang" quan trọng không thể thiếu cho sức khỏe của trẻ.
Nhắc đến dưỡng chất có lợi cho chuyện học tập của trẻ, đa phần phụ huynh sẽ nghĩ đến omega, DHA… Tuy nhiên, Gs. John M Pettifor - Khoa Nhi và Sức khỏe Trẻ em, Đại học Witwatersrand đã chỉ ra: Thiếu sắt ở trẻ tiến triển chậm và sẽ ít gây ra các triệu chứng cấp tính. Nhưng khi sự thiếu hụt trầm trọng hơn, trẻ trở nên xanh xao và yếu ớt, ăn ít và dễ mệt mỏi. Đáng lo nhất là sự kém phát triển về hành vi, nhận thức và kỹ năng vận động, tâm lý.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu lâm sàng của Gs. Leyla Agaoglu - Khoa Nhi, Đại học Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trẻ thiếu máu do thiếu sắt có điểm số IQ trung bình thấp hơn 12,9 điểm so với những trẻ được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Thêm nữa, do dịch Covid – 19, trẻ phải học online, khiến thời lượng tiếp xúc với các thiết bị điện tử tăng lên đáng kể. Mà theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ý đăng trên tạp chí Y khoa Hoa Kỳ năm 2018 cho biết trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng đến việc học tập, sức khỏe, giấc ngủ, thị giác, sự lắng nghe của trẻ.
Thế nhưng, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng 2019 – 2020, tỷ lệ trẻ thiếu kẽm đang ở mức trầm trọng lên tới 60% và cứ 3 trẻ có trẻ thiếu sắt.
Do vậy, PGS.TS Trần Đình Toán - Viện trưởng viên Dinh Dưỡng Lâm Sàng cho biết: "Tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như là ngành dinh dưỡng nói chung thì chúng tôi khuyên mọi người là phải bổ sung bằng các sản phẩm trực tiếp đưa sắt, kẽm vào trong cơ thể bằng con đường uống cho các cháu là hữu hiệu nhất".
Vậy, có cách nào bổ sung cả kẽm và sắt cho trẻ không?
TPBVSK Fitobimbi Ferro C với thành phần chính là sắt - kẽm hữu cơ kết hợp cùng đồng gluconate, vitamin C, vitamin B12, hoa cúc Đức và quả sơ ri giàu vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu và bảo vệ sắt, kẽm một cách tối ưu. Hỗ trợ bổ sung sắt, kẽm hữu cơ. Hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt và hỗ trợ tăng đề kháng cho bé.
Đặc biệt, sản phẩm được nghiên cứu để đảm bảo tỷ lệ kẽm, sắt cân bằng, đáp ứng nhu cầu hàng ngày cho trẻ. Đạt các chứng nhận cGMP, ISO 22000, Ivegan… không gluten, không lactose nên không gây dị ứng, không gây tác dụng phụ cho trẻ khi sử dụng.
Sản phẩm được bào chế ở dạng siro, vị ngọt thanh, không tanh, dễ uống. Mẹ có thể dùng trực tiếp hoặc hòa vào đồ ăn, đồ uống của trẻ.
Fitobimbi Ferro C được sản xuất tại Ý bởi Pharmalife Research - Công ty dược phẩm uy tín với lịch sử phát triển hơn 20 năm và được phân phối trên 60 quốc gia.
Tại Việt Nam, sản phẩm đã được nhập khẩu nguyên hộp bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Delap - đơn vị phân phối dược phẩm uy tín hơn 15 năm trên thị trường nên mẹ hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
Để tìm hiểu về biện pháp bổ sung sắt, kẽm cho bé cũng như thông tin về TPBVSK Fitobimbi Ferro C, mẹ vui lòng gọi đến hotline 18008070 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/f0-tang-cao-y-kien-chuyen-gia-ve-hanh-trang-suc-khoe-de-tre-quay-lai-truong-a12833.html