Hệ quả bất bình đẳng thu nhập trong đại dịch: 1% người giàu nhất thế giới thải ra lượng CO2 nhiều hơn gấp đôi so với 50% người nghèo nhất thế giới

Theo báo cáo của Tổ chức phi chính phủ Oxfam International về bất bình đẳng, bất bình đẳng kinh tế đã cắt giảm thu nhập của 99% dân số thế giới và khiến hơn 160 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói. Đặc biệt là bất bình đẳng về giới tính trong thu nhập đang ngày càng trầm trọng ở nhiều quốc gia.

Hệ quả bất bình đẳng thu nhập trong đại dịch: 1% người giàu nhất thế giới thải ra lượng CO2 nhiều hơn gấp đôi so với 50% người nghèo nhất thế giới

Theo báo cáo mới của Oxfam International, sự bất bình đẳng đã trở nên sâu sắc hơn giữa đại dịch. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội đang tăng lên trong thời kỳ đại dịch. Đối với 99% dân số toàn cầu, thu nhập đã giảm và hơn 160 triệu người phải rơi vào hoàn cảnh nghèo đói.

Trên thực tế, phụ nữ, người dân tộc thiểu số ở các nước đang phát triển là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất do bất bình đẳng ngày càng gia tăng trong đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, phản ứng của thế giới đối với đại dịch đã dẫn đến tình trạng bất bình đẳng ngày càng sâu sắc.

Báo cáo của Oxfam cho thấy phụ nữ mất 800 tỷ USD thu nhập vào năm 2020 và có khoảng 13 triệu phụ nữ đi làm vào năm 2020, ít hơn so với năm 2019. Trong khi đó, mặc dù thu nhập của nam giới cũng giảm nhưng mức giảm không nghiêm trọng như phụ nữ.

Theo báo cáo, tình trạng bất bình đẳng thu nhập cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế bền vững, 1% 1% người giàu nhất thế giới thải ra lượng CO2 nhiều hơn gấp đôi so với 50% người nghèo nhất thế giới.

Tại Việt Nam, theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, nguy cơ bất bình đẳng giới trong thu nhập có dấu hiệu tăng. Năm 2021, thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,4 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ. Xét thu nhập của lao động động làm công ăn lương, thu nhập bình quân tháng của lao động nam có mức thu nhập bình quân cao hơn 1,15 lần mức thu nhập bình quân của lao động nữ.

Cụ thể, thu nhập bình quân của lao động nam là 6,6 triệu đồng và của lao động nữ 4,7 triệu đồng. Còn thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương, lao động nam là 7,0 triệu đồng và nữ là 6,0 triệu đồng. Tổng cục Thống kê nhận định, tình trạng giảm thu nhập của nữ giới diễn ra nghiêm trọng hơn so với nam giới trong đại dịch.

Ngoài ra, chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn của Việt Nam cũng là điểm đáng chú ý. Thu nhập bình quân của lao động khu vực thành thị là 7,0 triệu đồng, cao hơn 1,4 lần mức thu nhập bình quân lao động khu vực nông thôn 5,0 triệu đồng.

 

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/he-qua-bat-binh-dang-thu-nhap-trong-dai-dich-1-nguoi-giau-nhat-the-gioi-thai-ra-luong-co2-nhieu-hon-gap-doi-so-voi-50-nguoi-ngheo-nhat-the-gioi-a12598.html