Nhu cầu cấp bách chuyển đổi số ngành giáo dục
Ngày 23/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì phiên họp của Ủy ban về giáo dục và phát triển nhân lực, thuộc Hội đồng quốc gia phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tại phiên họp đầu tiên này, các thành viên Ủy ban thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025" do Bộ GDĐT chủ trì xây dựng.
Cho ý kiến về dự thảo Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025", ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) cho rằng: Chuyển đổi số của ngành Giáo dục cần làm sớm hơn vì nó tác động rất nhiều đến chất lượng đầu ra của giáo dục, đào tạo. Đầu ra đó chính là nguồn lực cho doanh nghiệp, cũng như nguồn lực chính để chuyển đổi số quốc gia.
Phiên họp của của Ủy ban về giáo dục và phát triển nhân lực được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo.
Nhu cầu chuyển đổi số không chỉ là tầm nhìn phát triển chung dài hạn mà còn xuất phát từ nhu cầu thực tế. Dưới tác động của dịch Covid-19, cũng như các ngành nghề khác, ngành giáo dục đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, để đảm bảo an toàn sức khỏe, tuân thủ theo các chính sách, quy định về giãn cách xã hội của nhà nước, các trường học, tổ chức giáo dục phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các chương trình đào tạo. Ngành giáo dục Việt Nam càng đứng trước áp lực chuyển đổi nhanh hơn bao giờ hết.
Với tình hình dịch khó đoán định như hiện nay, công việc chuyển đổi số đầu tiên được các trường, cơ sở giáo dục triển khai là áp dụng vào học trực tuyến trên diện rộng. Nhiều đơn vị đã lên kế hoạch để chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống khác nhau. Thậm chí kể cả sau này khi hết dịch thì học online vẫn sẽ là xu hướng học tập phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên sau một thời gian triển khai trên một số nền tảng họp trực tuyến công cộng, nhiều vấn đề phát sinh về đường truyền, kết nối, chất lượng dạy và học không đảm bảo, khó quản lý. Điều này khiến việc học trực tuyến của các trường trở nên không hiệu quả, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo.
Giải pháp nào tiết kiệm, hiệu quả cho các cơ sở giáo dục?
Trước những vấn đề phát sinh khi triển khai học trực tuyến bằng các nền tảng họp trực tuyến công cộng, một số trường đại học đã chuyển sang áp dụng nền tảng chuyên dạy học trực tuyến Moodle.
Sở hữu rất nhiều ưu điểm như quản lý tập trung toàn bộ quá trình học tập đến từng sinh viên, xây kho bài giảng trực tuyến của riêng mỗi trường, hỗ trợ cả dạy trực tuyến qua video và dạy livestreaming trực tiếp…, nền tảng này đang ngày càng được ứng dụng phổ biến trong nhiều trường học, tổ chức.
Tuy nhiên, việc chuyển sang nền tảng mới này cũng gặp không ít thách thức. Đầu tiên là về nguồn lực cần đầu tư cho hạ tầng. Các trường muốn triển khai được Moodle trên quy mô lớn cần phải mua mới thêm nhiều máy chủ để cài đặt phần mềm. Về mặt công nghệ, khi lượng truy cập và truy vấn tăng lên vượt quá khả năng xử lý của hệ thống máy chủ hiện tại với hàng chục nghìn sinh viên cùng tham gia sẽ dẫn đến tình trạng chập chờn, dừng giật trong quá trình giảng dạy. Nhưng việc mua sắm mới trang thiết bị cũng không hề đơn giản chỉ là đầu tư về tiền, mà còn cần tính toán số lượng, cấu hình để đảm bảo hiệu quả về kinh tế, hiệu quả vận hành, lắp đặt, tích hợp vào hệ thống máy cũ.
Làm sao để giải quyết bài toán này vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí vừa vận hành hiệu quả? Nhiều cơ sở giáo dục chuyển hướng sang chọn phương án chuyển mô hình học trực tuyến lên Cloud. Theo đó, thay vì phải đầu tư số tiền quá lớn cho việc mua mới máy móc thiết bị để triển khai elearning trong giai đoạn nhu cầu tăng cao thì việc chuyển sử dụng Cloud chi phí chỉ bằng một nửa. Nguyên nhân là bởi thay vì phải đầu tư mới, với sự tư vấn của Bizfly Cloud các trường chỉ cần lựa chọn số lượng, cấu hình trên giao diện điều khiển là có ngay hệ thống máy chủ để triển khai phần mềm. Chi phí bỏ ra được tính toán theo đúng số giờ trên thực tế.
Và khi nhu cầu cao điểm qua đi, sinh viên không phải học trực tuyến nhiều như bây giờ, các trường chỉ cần xóa bớt các máy chủ đã tạo trên dịch vụ Cloud sẽ không lãng phí thiết bị đã mua ban đầu.
Ngoài ra phương án học trực tuyến triển khai trên Cloud cũng gia tăng chất lượng và trải nghiệm học trực tuyến: Đảm bảo chất lượng kết nối ổn định, tốc độ truyền tải hình ảnh, âm thanh, video mượt mà, không bị gián đoạn, giật lag khi có đến vài chục nghìn đến vài trăm người học đồng thời trong cùng một khoảng thời gian.
Lấy ví dụ từ trường Đại học Mở, cơ sở giáo dục này từng triển khai nền tảng e-learning trên Moodle nhằm tổ chức dạy online cho 1 số lượng người học nhất định. Tuy nhiên khi năm học mới đến, nhiều học sinh tham gia học trực tuyến, Đại học Mở đối diện với nhu cầu mở rộng hạ tầng máy chủ. Ban quản lý nhà trường quyết định chuyển mô hình học trực tuyến của mình lên Cloud để không cần mua mới hay thay thế hệ thống hiện tại thông qua hợp tác cùng Bizfly Cloud.
Đối tác chuyên về công nghệ này hỗ trợ cho Đại học Mở đầy đủ các giải pháp hạ tầng cần thiết để phát triển nền tảng elearning nguồn mở cho các nhu cầu như:
- Đảm bảo nền tảng elearning chạy ổn định khi lượng sinh viên truy cập đồng thời ở mức cao nhất trong các tình huống cao điểm như đăng ký lớp học, làm bài thi, test... bằng các giải pháp autoscaling, load balancer
- Xây dựng kho bài giảng video, các tài liệu số của riêng nhà trường với kho lưu trữ đám mây không giới hạn...
- Đa dạng phương thức học online với dạy livestream trên Moodle.
- Đảm bảo tốc độ truyền phát hình ảnh, video nhanh, mượt mà, sắc nét với CDN với khả năng tăng tốc độ truyền tải file vượt trôi.
- Tích hợp sẵn Moodle trên hệ thống Cloud, chỉ cần click là có ngay một hệ thống học đầy đủ.
Ánh Dương