Nguyên tắc thực hiện bỏ phiếu được quy định như thế nào?

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định về nguyên tắc bỏ phiếu như sau:

tac-1620186238.jpg
Hình minh họa. (Nguồn: Báo Nhân Dân)

Một lá phiếu: Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp HĐND.

Tự bỏ phiếu: Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay.

Phiếu kín: Khi cử tri viết phiếu bầu, không được ai xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.

Đổi phiếu: Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.

Đóng dấu: Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu "Đã bỏ phiếu" vào Thẻ cử tri.

Ghi phiếu bầu cử: Tổ bầu cử có trách nhiệm hướng dẫn cử tri cách thức bỏ phiếu. Nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang cả họ tên và người ứng cử; không khoanh tròn, không đánh dấu trên phiếu bầu; không viết thêm, không ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu; không để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu. Trong trường hợp có phiếu gạch chéo, gạch xiên, gạch dọc hoặc gạch ngang nhưng gạch hết họ và tên của người ứng cử thì vẫn được tính là phiếu hợp lệ.

Nội quy: Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.

(Nguồn: Sách: Hỏi – Đáp về bầu cả đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026").

P.Thủy

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/nguyen-tac-thuc-hien-bo-phieu-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao-a11451.html