Quảng Bình: Nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản vi phạm, nợ thuế

09/07/2020 16:07

Ngày 7-8/7, Kỳ họp thứ 15, khóa XVII HĐND tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020 đã diễn ra.

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Quảng Bình trong lĩnh vực khai thác, sử dụng khoáng sản. Đây là nội dung luôn được cử tri trong tỉnh quan tâm, gửi nhiều kiến nghị bởi việc vi phạm trong khai thác khoáng sản không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân mà còn gây thất thu ngân sách Nhà nước.

Theo kết quả báo cáo giám sát chuyên đề về khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, hiện có 118 giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, chủ yếu làm vật liệu xây dựng thông thường và khai thác đá vôi sản xuất xi-măng.

Tuy nhiên, bên cạnh việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho hàng trăm lao động, đáp ứng nguồn vật liệu cho xây dựng hạ tầng và sản xuất thì lĩnh vực này còn nhiều vi phạm, sai sót.

Bến bãi tập kết cát, sạn trái phép tại xã Lương Ninh (Quảng Ninh) 
bất chấp quyết định chấm dứt hoạt động của cơ quan chức năng

 

Các vi phạm chủ yếu là các đơn vị chưa tuân thủ thiết kế cơ sở và quy trình kỹ thuật, an toàn khai thác mỏ, có nguy cơ gây tai nạn; tình trạng khai thác khoáng sản không đúng vị trí mỏ, quá độ sâu cho phép xảy ra nhiều nơi.

Riêng việc khai thác trái phép cát, sạn trên một số lòng sông như sông Gianh, Long Đại… diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn.

Đặc biệt, tình trạng nợ các loại thuế, phí ở mức cao, kéo dài. Theo đó, đến cuối tháng 5/2020, tổng số tiền mà các đơn vị khai thác khoảng sản còn nợ là 89 tỷ đồng. Trong đó, nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hơn 72 tỷ đồng.

Cụ thể, có những doanh nghiệp nợ nhiều và khó đòi như: Công ty CP khai thác và sản xuất bột đá chất lượng cao Linh Thành nợ hơn 50 tỷ đồng, Công ty CP xây dựng Đại Phúc Quảng Bình nợ hơn 7,9 tỷ đồng, Công ty CP khoáng sản Đá Việt nợ hơn 7,3 tỷ đồng.

Tại kỳ họp, các cử tri kiến nghị UBND tỉnh Quảng Bình cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản nhằm hạn chế lãng phí tài nguyên, thất thu ngân sách. Đồng thời, sớm thành lập Quỹ bảo vệ môi trường để tổ chức, cá nhân thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, thay cho việc ký quỹ tại ngân hàng như hiện nay.

Theo Phú Hậu

"https://thuonghieucongluan.com.vn/quang-binh-nhie-u-doanh-nghie-p-khai-tha-c-khoa-ng-sa-n-vi-pham-no-thue-a106690.html"